Thứ Năm, 2 tháng 9, 2021

THẺ KHO LÀ GÌ? VÀ CÁC MẪU THẺ KHO

 Với mục đích theo dõi lượng hàng hóa nhập, xuất, tồn kho để có thể đưa ra những con số cụ thể về chi phí và các khoản liên quan trong quá trình làm việc. Thẻ kho là một trong những thông tin giúp cho công việc của kế toán được thuận lợi hơn. Hãy cùng Giaiphapdonggoi.net tìm hiểu thẻ kho là gì nhé!

Mục Lục [Ẩn]


1. Thẻ kho là gì?

Thẻ kho là gì

Thẻ kho là gì?

Thẻ kho hay còn gọi là phiếu xuất kho do kế toán lập và do quản lý kho thực hiện với các nội dung liên quan đến số lượng hàng hóa nhập và số lượng hàng hóa tồn kho. Ngoài hàng hóa, thẻ kho còn là nơi tổng hợp tất cả các thông tin về nguyên vật liệu kể cả công cụ dụng cụ, sản phẩm cùng xuất xứ và được lưu vào kho.

Mỗi thẻ kho chứa thông tin về từng loại hàng hóa, sản phẩm, công cụ, dụng cụ khác mà thủ kho - trưởng kho có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào cuối ngày. Theo dõi số liệu trong phiếu nhập, xuất kho về số lượng ra vào kho hàng ngày, thủ kho lập thẻ kho cho từng loại sản phẩm, hàng hoá, công cụ, dụng cụ, sau đó tổng hợp vào sổ hàng tồn kho và trả lại cho kế toán.

Thẻ kho là nhiệm vụ và trách nhiệm của thủ kho, thông tin trong thẻ kho sẽ là nguồn dữ liệu quan trọng trong quá trình hạch toán, đồng thời kết quả của quá trình tổng hợp cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, điều hành và quản lý kho hàng của người quản lý kho.

Mỗi thẻ kho chỉ được sử dụng cho 1 loại hàng hóa do quản lý kho thực hiện. Tổng hợp tất cả các thẻ kho được ghi riêng cho từng tháng sẽ được đóng thành một cuốn, gọi là sổ kho. Trên sổ kho sẽ có chữ ký của Giám đốc, những người có liên quan đến quản lý kho.

Sổ kho này sẽ được nộp cho kế toán để phục vụ trong công việc như tính chi phí, tính các khoản liên quan. Các số liệu trong thẻ kho có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của đơn vị đó.

2. Vai trò và mục đích của thẻ kho

Vai trò và mục đích của thẻ kho

Vai trò và mục đích của thẻ kho

Thẻ kho liên quan mật thiết đến công việc của nhân viên kế toán. Tất cả các thông tin về số lượng hàng hóa xuất nhập tồn, số lượng hàng tồn kho,… sẽ là nguồn thông tin chính để kế toán thực hiện các công việc như:

  • Tính doanh thu và lợi nhuận trong kỳ.
  • Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh.
  • Tính toán vốn và tài sản của doanh nghiệp.
  • So sánh, đối chiếu số lượng hàng hóa nhập kho với số lượng hàng hóa thực tế trong kho.

Thẻ kho là chứng từ quan trọng quyết định đến tiến độ và kết quả công việc của kế toán nên những người nhận nhiệm vụ quản lý kho hàng ngày phải cập nhật chính xác thông tin vào thẻ kho.

Thẻ kho là chứng từ không bắt buộc vì mỗi kho hàng quy mô khác nhau thì doanh nghiệp sẽ có cách quản lý khác nhau. Tuy nhiên, với kinh nghiệm quản lý kho, Đơn vị lưu trữ tài liệu khuyên bạn nên lập thẻ kho để dễ quản lý, tránh rủi ro sau này.

3. Cách lập thẻ kho hàng hoá

Cách lập thẻ kho hàng hóa

Cách lập thẻ kho hàng hoá

Theo quy định, người lập thẻ kho là kế toán với thông tin về các đề mục, chỉ tiêu cụ thể rồi chuyển thẻ đó cho thủ kho. Thủ kho là người thực hiện bước tiếp theo là ghi chép lại toàn bộ thông tin chính xác, đầy đủ về sản phẩm, công cụ, dụng cụ, hàng hóa trong kho vào thẻ kho.

Mẫu thẻ kho sẽ có nội dung chính như sau:

  • Thông tin về số kho, ghi rõ người lập thẻ kho và số tờ của thẻ kho.
  • Tên hàng hóa, sản phẩm, nhãn hiệu.
  • Thông tin về chỉ tiêu sản phẩm và yêu cầu chất lượng sản phẩm.
  • Số thẻ kho.

Thẻ kho sẽ được lập thành bảng, theo đó mỗi cột sẽ tương ứng với các nội dung khác nhau:

  • Cột A: Số thứ tự
  • Cột B: Thời điểm ghi phiếu xuất, nhập (ngày, tháng, năm).
  • Cột C, D: Số hiệu ghi trên phiếu xuất nhập kho.
  • Cột E: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
  • Cột F: Thời gian nhập, xuất hàng.

Các cột số sẽ ghi đầy đủ thông tin về hàng hóa:

 

  • Cột 1: Số lượng hàng hóa tồn kho;
  • Cột 2: Số lượng hàng hóa vận chuyển;
  • Cột 3: Số lượng hàng hóa tồn kho sau mỗi lần nhập, xuất, phần này sẽ được tổng hợp và ghi nhận vào cuối ngày;

Cuối cùng, Cột G có chữ ký của kế toán khi thông tin đã được kiểm tra. Phần cuối của bảng từ cột E đến cột G là thống kê tổng số liệu cuối kỳ. Thẻ kho được đóng thành cuốn sẽ được đóng thành sổ kho, đánh số trang.

Cuối thẻ kho có chữ ký và họ tên, có dấu của những người có liên quan như thủ quỹ, kế toán, giám đốc bộ phận.

4. Các mẫu thẻ kho

Các mẫu thẻ kho

Mẫu thẻ kho theo thông tư 200

Mẫu thẻ kho theo thông tư 133

Mẫu thẻ kho theo thông tư 133

Trên đây là một số thông tin về thẻ kho mà Giaiphapdonggoi.net chúng tôi cung cấp cho bạn. Hy vọng khi bạn biết về lợi ích và vai trò của nó thì các bộ phận như thủ kho và kế toán sẽ cẩn thận hơn trong việc ghi chép cũng như là cập nhật thông tin về vật tư hàng hoá, từ đó giúp doanh nghiệp có định hướng kinh doanh tốt hơn trong tương lai.

Nguồn bài viết: https://giaiphapdonggoi.net/the-kho-la-gi-va-cac-mau-the-kho

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Content marketing là gì? Content marketing hoạt động như thế nào?

  Content marketing  là một  chiến lược tiếp thị  được sử dụng để  thu hút ,  tương tác  và  giữ chân  khán giả bằng cách  tạo  và  chia sẻ ...