Để đảm bảo người nhận có thể nhận đúng món hàng mà không bị hư hỏng thì nhất định người giao hàng phải tuân theo đúng quy cách đóng gói hàng hóa hiện nay. Và nhất là đối với các hàng hóa được xuất khẩu nước ngoài. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết những quy chuẩn đóng gói tương ứng với từng loại hàng hóa khác nhau qua bài viết dưới đây.
Mục Lục [Ẩn]
1. Quy cách đóng giói hàng hoá là gì?
Quy cách đóng gói hàng hóa (Packaging) - 1 hoạt động đóng gói khi hiểu rõ đặc tính của từng loại hàng hóa và những tác động bên ngoài có thể gây ảnh hưởng đến hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển. Việc làm này nhằm đảm bảo hàng hóa không bị hư hỏng mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh tế cao vừa làm căn cứ để quy trách nhiệm cho những bên liên quan khi có sự cố nào xảy ra trong khi vận chuyển.
Quy cách đóng gói hàng
2. Chức năng của đóng gói hàng hóa
- Bảo quản và bảo vệ bên trong hàng hóa tránh sự hư hỏng khi va đập bên ngoài.
- Hợp lí hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển và bốc dỡ hàng hóa.
- Thông tin, quảng bá hàng hoá, tạo điều kiện cho việc tiêu thụ hàng hoá.
3. Quy định chung về đóng gói hàng hóa
Việc đóng gói dù là loại hàng hóa nào cũng phải tuân theo một số quy định chung. Như là:
- Hàng hóa phải được đóng gói cẩn thận, có lót thêm giấy báo, hạt xốp hoặc giấy bọt khí để lắp đầy khoảng trống có thể chịu được các tác động khi vận chuyển.
- Niêm phong kỹ lưỡng bằng băng keo đảm bảo hàng hóa không bị rơi rớt dẫn đến hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
- Tùy vào từng loại hàng hóa ví dụ như hàng dễ bị bẩn, chất lỏng, hàng dễ vỡ,… phải được đóng gói phù hợp với tiêu chuẩn, yêu cầu vận chuyển và dán cảnh báo ở ngoài thùng hàng.
- Đối với hàng hóa có hình dạng đặc biệt cần phải bao gói cẩn thận và dán băng keo cho tất cả các cạnh sắc nhọn, các cạnh bị lồi ra.
- Ghi đầy đủ thông tin người nhận bao gồm: họ tên, số điện thoại và địa chỉ để tránh bị thất lạc hàng hoá.
4. Phân loại quy cách đóng gói hàng hóa
Phân loại theo công dụng
- Bao bì bên trong
- Bao bì bên ngoài.
Phân loại theo số lần sử dụng
- Bao bì sử dụng một lần
- Bao bì sử dụng được nhiều lần.
Phân loại theo đặc tính chịu nén
- Bao bì cứng
- Bao bì nửa cứng và nửa mềm.
Phân loại theo vật liệu chế tạo: Gồm bao bì gỗ, kim loại, dệt, giấy, giấy carton, bao bì tổng hợp, vật liệu nhân tạo, thủy tinh, tre nứa…
5. Những quy cách đóng gói hàng hóa
5.1 Cách đóng gói đối với hàng điện tử có giá trị cao
Hàng hóa thường là máy tính xách tay, máy in, điện thoại, máy ảnh,…
Cách đóng gói hàng điện tử giá trị cao
Cách đóng gói: hàng hóa phải được bọc kỹ lưỡng bằng những loại vật liệu chống va đập như giấy bọt khí, mút mềm, mút xốp, tấm đệm xốp bọt (PP, PE, PU). Nó giúp bảo vệ các mặt hàng dễ vỡ khỏi va đập. Tiếp đó dùng băng keo cố định chặt lại. Sau đó dùng thùng carton 3 hoặc 5 lớp có kích thước tương ứng để bọc phía ngoài.
5.2 Các đóng gói đối với các hàng là chất liệu thuỷ tinh, gốm sứ dễ vỡ
Hàng hóa thường là nước hoa, bóng đèn, gốm sứ, tượng,...
Cách đóng gói: trước tiên bạn cần sử dụng túi bóng khí bọc kín các góc cạnh của các sản phẩm từ 3 – 5 lớp và được đóng gói trong thùng carton 5 lớp. Sau đó chèn thêm những lớp xốp, mút, hạt xốp, tấm bọt khí,… để đảm bảo hàng hóa sẽ không bị xê dịch khi vận chuyển. Và bên ngoài phải dán cảnh báo hàng dễ vỡ. Khi gói nhiều hàng hoá thì nên bọc riêng từng mặt hàng.
5.3 Cách đóng gói đối với chai lọ chứa chất lỏng
Hàng hóa : Các chai lọ thủy tinh, bình hoa, mỹ phẩm,…
Cách đóng gói chai lọ chứa chất lỏng
Cách đóng gói: Các hàng hoá chứa chất lỏng phải được bị kín không cho chất lỏng bên trong chảy ra ngoài dù bị dốc ngược. Nếu nhiều hàng hoá để trong một thùng phải được ngăn cách bởi vách ngăn hoặc dùng các vật liệu (tấm bọt khí, mút, xốp, hạt nở,…) chèn kín giữa các khoản trống để không cho xê dịch sản phẩm và chống va chạm.
5.4 Các đóng gói đối với các vật phẩm cuộn tròn
Hàng hóa: tranh vẽ, bản đồ, sách báo, văn phòng phẩm,…
Cách đóng gói: Với các sản phẩm này quy cách đóng gói sẽ đơn giản hơn nhiều. Các sản phẩm được cuộn tròn, bọc nilon để tránh trầy xước và cho vào ống bằng nhựa hoặc bọc bởi giấy có độ giai rồi cho vào hộp giấy và bịt kín 2 đầu ống.
5.5 Cách đóng gói đối với hàng hoá còn lại
Chọn hộp (thùng) chứa hàng vận chuyển đúng kích cỡ hàng hoá hoặc dùng vật liệu gói hàng bên trong phù hợp để giữ cho hàng hoá không di chuyển bên trong gói hàng.
Đối với đóng gói hàng thực phẩm khô bằng nhiều lớp, kín để tránh phát ra bên ngoài những mùi thu hút côn trùng. Sủ dụng túi chống ẩm và hút chân không để không bị ảnh hưởng chất lượng thực phẩm.
Hy vọng với những thông tin về những quy cách đóng gói hàng hóa cho từng loại mặt hàng mà giaiphapdong chia sẻ phía trên hữu ích và giúp đảm bảo an toàn cho hàng hóa của bạn. Chúc các bạn may mắn!
Nguồn bài viết: https://giaiphapdonggoi.net/quy-cach-dong-goi-hang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét