Thứ Ba, 7 tháng 9, 2021

PACKING LIST LÀ GÌ? PHÂN LOẠI, CHỨC NĂNG VÀ CÁC NỘI DUNG CHÍNH

 Trong kinh doanh thì phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list) đã không còn là một khái niệm xa lạ nữa. Và các công ty kinh doanh hàng hóa nào cũng đều sẽ cần tới loại phiếu này. Vậy hãy cùng Giaiphapdonggoi.net tìm hiểu Packing list là gì nhé!

Mục Lục [Ẩn]


1. Packing list là gì?

Packing list là gì

Packing list là gì?

Packing list (hay còn gọi là bảng kê/ phiếu chi tiết hàng hóa) là một thành phần không thể thiếu trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa. Nó mô tả chi tiết nội dung của lô hàng và thông thường sẽ không thể hiện giá trị của lô hàng. Trên phiếu này thể hiện rõ người bán đã bán những hàng hoá, sản phẩm gì cho người mua, từ đó người mua có thể kiểm tra và đối chiếu lại giống với đơn hàng đã đặt hay không.

Nếu dịch từ packing list sát theo nghĩa tiếng anh thì sẽ là “chi tiết đóng gói” hay “danh sách đóng gói”. Nhưng chúng ta sẽ thường gọi là phiếu đóng gói.

2. Tại sao Packing list lại quan trọng khi xuất khẩu hàng hóa từ một quốc gia nhất định?

  • Nó cung cấp số lượng sản phẩm đang được vận chuyển
  • Nó đóng vai trò là bằng chứng của Vận đơn nội địa.
  • Nó chỉ ra thông tin cần thiết cho Giấy chứng nhận xuất xứ.
  • Nó cung cấp nhiều chi tiết cần thiết của phần Thông tin Xuất khẩu Điện tử trong Hệ thống Xuất khẩu Tự động.
  • Nó đóng vai trò là bằng chứng của Bảng Dữ liệu An toàn Vật liệu, trong trường hợp hàng hóa được coi là độc hại hoặc nguy hiểm.
  • Nó được sử dụng để tạo đặt chỗ với hãng vận chuyển quốc tế, cũng như lấy Vận đơn quốc tế.
  • Nó giúp người môi giới Hải quan khi nhập hàng hóa được liệt kê vào cơ sở dữ liệu nhập khẩu của quốc gia họ, vì nó chứa thông tin quan trọng.
  • Nó phục vụ như một hướng dẫn cho người nhận / người mua khi đếm sản phẩm mà họ nhận được.
  • Nó đóng vai trò như một tài liệu hỗ trợ cho việc hoàn trả theo thư tín dụng.

3. Phân Loại packing list

Packing list thường có 3 loại:

Phân loại Packing list

Phân Loại packing list

  • Phiếu đóng gói chi tiết (Detailed packing list): với tiêu đề này thì loại này nội dung rất chi tiết cho lô hàng, thường thì người mua và người bán trực tiếp sử dụng loại này phổ biến.
  • Phiếu đóng gói trung lập (Neutrai packing list): trên loại này không thể hiện tên người bán.
  • Phiếu đóng gói kèm theo bảng kê trọng lượng (Packing and Weight list).

4. Chức năng của packing list

Packing list sẽ cho chúng ta biết được trọng lượng tịnh, trọng lượng này bao gồm bao bì, phương thức đóng gói, loại hàng hóa, số lượng, quy cách đóng gói. Vì vậy chúng ta có thể tính toán được một số phần sau:

  • Sắp xếp kho chứa hàng (cần bao nhiêu chỗ xếp dỡ)
  • Bố trí phương tiện vận tải như thế nào (dùng xe loại mấy tấn, kích thước thùng phù hợp sẽ là bao nhiêu).
  • Sử dụng thiết bị chuyên dụng như máy móc(xe nâng, cẩu…) hay thuê công nhân để bốc dở hàng.
  • Trong quá trình làm thủ tục hải quan, sẽ phải tìm mặt hàng cụ thể nào đó ở đâu khi hàng phải kiểm hóa.

Ngay sau khi người bán đã đóng hàng xong sẽ gửi ngay cho người mua packing list để họ kiểm tra hàng hóa trước khi nhận hàng.

5. Các nội dung chính của Packing List

Một Packing List được xem là đầy đủ thường có các nội dung chính như sau:

Nội dung Packing list

Các nội dung chính của Packing List

  • Tiêu đề trên cùng (Header): Thông tin gồm Logo, tên, địa chỉ, số điện thoại, fax công ty.
  • Seller (người bán): Tên, địa chỉ, số điện thoại, fax công ty bán hàng.
  • Số và ngày đóng gói (Packing List): Số này khá quan trọng để giải quyết tranh chấp và truy xuất nguồn gốc.
  • Buyer (Người mua): Thông tin gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, fax công ty mua hàng.
  • Ref no (Số tham chiếu): Đây là thông tin về số lượng bao nhiêu đơn hàng, hay phần ghi chú thêm về Notify Party thường thanh toán L/C thì mới yêu cầu ghi thêm thông tin Notify Party này để thông báo khi hàng đến.
  • Port of Loading: Địa điểm cảng bốc hàng (Ví dụ: Hai Phong port, Viet Nam; Incheon port, Korea…).
  • Port of Destination: Địa chỉ cảng đến (Ví dụ: Manila port, Philippines; Port Klang port, Malaysia…).
  • Vessel Name: Thể hiện số hiệu, tên tàu, số chuyến.
  • ETD (Estimated Time Delivery): Thời gian dự kiến tàu khởi hành.
  • Product (Mô tả hàng hóa): Tên hàng, ký hiệu, mã hiệu sản phẩm…
  • Quantity: Số lượng bao nhiêu hàng theo mỗi đơn vị ở dưới (Ví dụ: 100000 pcs là 100000 cái…).
  • Packing: Số lượng bao nhiêu kiện, thùng và hộp đóng gói.
  • NWT (Net weight): Trọng lượng tịnh của hàng hoá.
  • GWT (Gross weight): Trọng lượng tổng kiện hàng bao gồm cả thùng, hộp, dây buộc…, là trọng lượng tương đối để đảm bảo là không vượt quá quy định của tàu vận chuyển.
  • Remark (Ghi chú thêm): Đây là phần chú thích

Trên đây Giaiphapdonggoi.net chúng tôi đã chia sẻ những thông tin cơ bản về List packing - một loại giấy tờ thiết yếu trong bộ hồ sơ mua bán hàng hóa. Hy vọng những thông tin này giúp ích cho bạn. Chúc bạn thành công!

Tìm hiểu thêm bài viết cùng chủ đề: 

Nguồn bài viết: https://giaiphapdonggoi.net/packing-list-la-gi-phan-loai-chuc-nang-va-cac-noi-dung-chinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Content marketing là gì? Content marketing hoạt động như thế nào?

  Content marketing  là một  chiến lược tiếp thị  được sử dụng để  thu hút ,  tương tác  và  giữ chân  khán giả bằng cách  tạo  và  chia sẻ ...