Thứ Năm, 2 tháng 9, 2021

KHO NGOẠI QUAN LÀ GÌ? CHỨC NĂNG, ĐIỀU KIỆN VÀ CÁC THỦ TỤC THÀNH LẬP

 Khi vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, với những hàng hóa đang được lưu kho, người ta thường nhắc đến “kho ngoại quan” nhưng vẫn còn nhiều người còn khá mơ hồ khái niệm này. Hãy cùng Giaiphapdonggoi.net tìm hiểu những thông tin về kho ngoại quan, để bạn có thể hiểu rõ hơn kho ngoại quan là gì? Chức năng, điều kiện cũng như các thủ tục thành lập, những quy định hiện hành về kho ngoại quan nhé!

Mục Lục [Ẩn]


1. Kho ngoại quan là gì?

Kho ngoại quan là gì

Kho ngoại quan là gì?

Kho ngoại quan là khu vực kho bãi được thành lập trên lãnh thổ Việt Nam, ngăn cách với khu vực xung quanh để bảo quản, tạm lưu giữ hoặc để thực hiện các dịch vụ đối với hàng hoá từ nước ngoài hoặc cũng từ trong nước đưa vào kho theo hợp đồng thuê kho ngoại quan được ký kết giữa chủ kho và chủ hàng.

Tại Khoản 10, Điều 4 Luật Hải quan năm 2014 thì kho ngoại quan là khu vực kho, bãi lưu giữ hàng hóa đã làm thủ tục hải quan được gửi ở nơi này để chờ xuất khẩu hoặc hàng hóa từ nước ngoài đưa vào gửi ở đây để chờ xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam.

Kho ngoại quan được phép thành lập ở những khu vực sau:

  • Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là đầu mối để giao lưu hàng hoá giữa Việt Nam với nước ngoài, có điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển các loại hàng hoá xuất nhập khẩu.
  • Các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, các khu kinh tế đặc biệt khác.
  • Hàng hoá, phương tiện vận tải ra vào hoặc lưu giữ, bảo quản trong kho ngoại quan phải được làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra và giám sát của cơ quan hải quan.

2. Những dịch vụ trong kho ngoại quan

Những dịch vụ trong kho ngoại quan

Những dịch vụ trong kho ngoại quan

Chủ hàng gửi hàng hoá thì kho ngoại quan sẽ trực tiếp thực hiện hoặc có thể ủy quyền cho chủ kho ngoại quan thực hiện các dịch vụ này đối với hàng hóa được gửi kho ngoại quan như sau:

  • Bảo quản hàng hóa, gia cố, đóng gói bao bì, đóng ghép hàng hóa, phân loại hàng hóa.
  • Lấy mẫu hàng để phục vụ công tác quản lý hoặc là làm thủ tục hải quan.
  • Chuyển quyền sở hữu hàng hóa.
  • Riêng đối với kho ngoại quan chuyên được sử dụng để chứa hóa chất, xăng dầu nếu đã đáp ứng đúng yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan cũng như là yêu cầu quản lý nhà nước chuyên ngành có liên quan được phép pha chế và chuyển đổi chủng loại hàng hóa.

3. Điều kiện để được thành lập kho ngoại quan

Điều kiện thành lập kho ngoại quan

Điều kiện để được thành lập kho ngoại quan

Thứ nhất là điều kiện doanh nghiệp.

  • Đầu tiên là doanh nghiệp đã được thành lập theo quy định của pháp luật.
  • Có chức năng kinh doanh kho bãi và giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu đã được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Tiếp theo là phải có kho, bãi và tường rào ngăn cách với khu vực xung quanh, có hệ thống đường vận chuyển nội bộ, hệ thống phòng chống cháy nổ, văn phòng kho và cuối cùng là nơi làm việc của hải quan.
  • Phải có cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện vận tải phù hợp việc lưu giữ cũng như bảo quản hàng hoá.

Thứ hai là hồ sơ xin thành lập

  • Đơn xin thành lập.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Sơ đồ thiết kế kho bãi.
  • Các chứng từ hợp pháp về quyền sử dụng kho bãi.

4.Thủ tục cấp giấy phép thành lập kho ngoại quan

Thủ tục cấp giấy phép thành lập kho ngoại quan

Thủ tục cấp giấy phép thành lập kho ngoại quan

Đầu tiên, doanh nghiệp gửi hồ sơ đến Cục Hải quan tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp xin thành lập. Trong vòng 30 ngày, Cục Hải quan tỉnh/thành phố kiểm tra và báo cáo với Tổng cục Hải quan để ra quyết định cấp Giấy phép thành lập kho ngoại quan hoặc ngược lại nếu không đủ điều kiện cấp sẽ có văn bản trả lời.

Tổng cục Hải quan sẽ rút Giấy phép hoạt động trong các trường hợp sau:

  • Chủ kho ngoại quan có đề nghị rút.
  • Chủ kho ngoại quan đã vi phạm pháp luật đến mức phải rút giấy phép hoạt động.
  • Trong vòng 6 tháng nếu không đưa kho vào hoạt động không có lý do chính đáng.

5. Các loại hàng hoá xuất nhập kho ngoại quan

Các loại hàng hóa xuất nhập kho ngoại quan

Các loại hàng hoá xuất nhập kho ngoại quan

  • Thứ nhất là hàng nhập khẩu chờ tiêu thụ, hàng quá cảnh, lưu kho tại Việt Nam để chờ xuất khẩu sang nước khác (thứ ba).
  • Thứ hai là hàng đã làm xong thủ tục hải quan đang chờ xuất khẩu, hàng hết hạn tạm nhập, phải tái xuất, hàng hoá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc tái xuất.
  • Thứ ba là hàng hoá không gửi vào kho ngoại quan (hàng hoá giả mạo nhãn hiệu hoặc tên gọi xuất xứ Việt Nam), hàng hoá gây nguy hiểm hoặc ô nhiễm môi trường, hàng hoá cấm xuất nhập khẩu, trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

6. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập kho

  • Đối với hàng từ nước ngoài nhập kho ngoại quan, hồ sơ cần có: hợp đồng thuê kho ngoại quan, tờ khai hải quan và các chứng từ liên quan khác.
  • Đối với hàng hoá từ Việt Nam nhập kho ngoại quan: chủ hàng bắt buộc phải làm đầy đủ thủ tục hải quan giống như hàng hoá xuất khẩu theo quy định của pháp luật trước khi gửi vào kho ngoại quan, hồ sơ cần có: hợp đồng thuê kho ngoại quan, tờ khai hải quan hàng xuất khẩu sau khi làm xong thủ tục hải quan, tờ khai hàng đưa vào kho ngoại quan và các chứng từ khác có liên quan.
  • Đối với hàng hóa xuất ra nước ngoài, hồ sơ cần có: tờ khai xuất khẩu, giấy ủy quyền xuất hàng, phiếu xuất kho.
  • Hàng hoá được nhập khẩu vào Việt Nam phải làm đầy đủ thủ tục hải quan, nộp thuế, thực hiện chính sách quản lý xuất nhập khẩu giống như hàng hoá nhập khẩu từ bên nước ngoài vào Việt Nam.
Nguồn bài viết: https://giaiphapdonggoi.net/kho-ngoai-quan-la-gi-chuc-nang-dieu-kien-va-cac-thu-tuc-thanh-lap

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Content marketing là gì? Content marketing hoạt động như thế nào?

  Content marketing  là một  chiến lược tiếp thị  được sử dụng để  thu hút ,  tương tác  và  giữ chân  khán giả bằng cách  tạo  và  chia sẻ ...